Giỏ hàng

Sa Sâm Việt – Dược liệu quý Việt Nam

(Tieudung.vn) - Ngày 04/06, hội thảo khoa học “Cây sa sâm việt – Dược liệu quý của Việt Nam” do Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam, Viện nghiên cứu phát triển ứng dụng tài nguyên dược liệu Việt Nam (iRDA - VMR) và Công ty Cổ phần Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt (SAVIGr) phối hợp tổ chức đã diễn ra tại Hà Nội.

Hội thảo “Cây sa sâm việt – Dược liệu quý của Việt Nam”

Tại buổi hội thảo khoa học có sự tham dự của PGS.TS. Nguyễn Thị Chính - Phó Chủ tịch Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (VACHE); PGS.TS Nguyễn Võ Kỳ Anh, Phó chủ tịch Hội giáo dục chăm sóc sức khỏe cộng đồng Việt Nam (Nguyên Thứ trưởng Bộ Y Tế); ThS. Trần Thị Tuyết, Bộ môn Thực vật - Dược liệu - Dược cổ truyền (Trường Đại học Đại Nam - Hà Nội),… Và các nhà nghiên cứu khoa học, Lãnh đạo các ban, ngành cùng tham dự.

Phát biểu khai mạc tại Hội thảo, PGS.TS Nguyễn Thị Chính – Trưởng ban tổ chức chia sẻ: “Mục đích của hội thảo lần này cần làm rõ tiềm năng to lớn của cây Sa Sâm Việt trong tự nhiên. Phải tạo được những công nghệ nuôi trồng ở quy mô lớn và phân tích các hoạt tính sinh học, dược lý của nó cũng như chế biến những sản phẩm từ cây Sa Sâm một cách khoa học để ứng dụng vào đời sống, góp phần phục vụ chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe cộng đồng”.

Cây Sa Sâm Việt (Sâm biển) có tên khoa học Launaea sarmentosa, thuộc họ Cúc có tác dụng làm thuốc bổ, thuốc an thần…Có hàm lượng Saponin tự nhiên khoảng 1,7%, hàm lượng Polyphenol và muối vô cơ không đáng kể. Tuy nhiên, sau 3 năm nghiên cứu, trải qua gần 300 thực nghiệm, đầu tư hàng triệu USD. Đến nay, đề tài nghiên cứu của Sa Sâm Việt đã được Bộ Khoa học và Công nghệ nghiệm thu làm đề tài nghiên cứu cấp Quốc gia.

Công ty Cổ phần Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt (SAVIGr) cũng là doanh nghiệp địa phương, tiên phong trong việc xây dựng thành công quy trình trồng sâm trên cát biển. Với vị trí địa lý hơn 65km bờ biển và khí hậu thuận lợi, vùng đất Bến Tre sẽ là nơi doanh nghiệp “quy hoạch” mở rộng vùng trồng dược liệu, chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng, tạo thêm việc làm giúp người nông dân tại quê hương Bến Tre của chúng tôi sẽ có thu nhập tốt hơn”. Ông Lâm Văn Tân - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bến Tre, chia sẻ.

Cũng theo ông Phù Tường Nguyên Dũng – Tổng giám đốc SAVIGr: “Đây là một nghiên cứu có tính ứng dụng cao trong việc phối hợp cùng các dược liệu khác để bào chế sản xuất các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, phục vụ cộng đồng. Các sản phẩm mang thương hiệu Sa Sâm Việt có thành phần  dược liệu quý, và đều được các nhà nghiên cứu đánh giá là sản phẩm nghiên cứu khoa học”.

Với các hoạt chất quý giá có trong cây Sâm biển, Công ty Cổ phần Tập đoàn dược mỹ phẩm Sa sâm Việt đã nghiên cứu và bào chế thành công 8 loại mỹ phẩm, dược phẩm. Trong tương lai không xa, Sa Sâm Việt sẽ sản xuất thêm dòng thực phẩm đồ uống, từng bước đưa Sa Sâm Việt trở thành thương hiệu “Sâm của người Việt” sánh vai cùng những tuyệt phẩm trên thế giới.

Mai Anh

backtotop Lên đầu trang